Sốt, đau vùng mặt theo chu kỳ, nhức đầu, ngạt tắc mũi... là những biểu hiện của viêm xoang. Căn bệnh này gần đây có xu hướng tăng. Tại Bệnh viện tai mũi họng Trung ương, viêm mũi xoang chiếm hơn 60% tổng số bệnh nhân tới khám.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh:
Nhiễm khuẩn do viêm mũi hay viêm họng cấp hoặc sau các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm khuẩn do răng.
Các kích thích lý, hóa học, các hơi khí hóa chất độc, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân gây viêm xoang cấp.
Chấn thương do hỏa khí, cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc và thành xoang.
Các yếu tố tại chỗ như lệch hình vách ngăn hay nhét bắc mũi làm ứ tắc xuất huyết xoang.
Các yếu tố toàn thân như suy nhược, đái đường...
Khi bị viêm mũi xoang, thông thường bệnh nhân chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, nhưng cũng có trường hợp sốt cao (nhất là ở trẻ em). Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn gây nhức đầu. Đau nhức nhất là vùng quanh mắt, đau thành cơn, theo nhịp mạch đập. Ấn thấy đau ở phía dưới ổ mắt, cơn đau có chu kỳ đúng khoảng thời gian nhất định trong ngày, thường vào lúc từ 8 giờ tới 11 giờ. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi. Tùy theo tình trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hoặc vừa, từng lúc hay tắc liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm. Chảy mũi đặc có thể mủ lẫn máu.
Trường hợp viêm xoang do răng số 5, 6, 7 hàm trên sẽ thấy bị áp-xe quanh răng, đau nhức theo nhịp mạch đập. Lợi quanh đó bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối, chảy mủ mũi vàng đục làm hoen bẩn khăn tay, có mùi hôi. Xì mạnh đôi khi thường gây đau và lẫn tia máu. Viêm xoang cấp có thể tự khỏi nhưng cũng dễ chuyển thành viêm xoang mạn.
Trường hợp viêm xoang do răng số 5, 6, 7 hàm trên sẽ thấy bị áp-xe quanh răng, đau nhức theo nhịp mạch đập. Lợi quanh đó bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối, chảy mủ mũi vàng đục làm hoen bẩn khăn tay, có mùi hôi. Xì mạnh đôi khi thường gây đau và lẫn tia máu. Viêm xoang cấp có thể tự khỏi nhưng cũng dễ chuyển thành viêm xoang mạn.
Về điều trị, bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và phù nề tại chỗ. Ví dụ: Đặt bấc có tẩm dung dịch tampon naphazolin, ephedrin vào khe giữa, xông menthol, khí dung. Chỉ chọc rửa xoang hàm khi đã giảm viêm nhiễm (hết sốt, bạch cầu trong máu trở lại bình thường).
TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Sức Khỏe & Đời Sống
No comments:
Post a Comment