Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, có chức năng sinh lý rất quan trọng, là làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí để thở.; ngoài ra mũi còn đảm nhận chức năng khứu giác (ngửi) và đóng vai trò như một hòm cộng minh, cộng hưởng trong phát âm. Khi nghiên cứu về chức năng của mũi người ta còn thấy mũi có Globuline IgA bảo vệ niêm mạc mũi. Như vậy khi mũi bị viêm, tất cả các chức năng sinh lý trên đều ít nhiều bị ảnh hưởng, không có lợi cho sức khỏe con người.
Viêm mũi hay gặp trong mùa lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở nước ta tùy theo mùa, và từng nơi tỷ lệ mắc bình quân 10-12% trong cộng đồng với hai thể lâm sàng cấp tính hoặc mạn tính.
I. Viêm mũi cấp tính
1.1. Triệu chứng lâm sàng. Viêm mũi cấp thông thường:
Bệnh có thể gây thành dịch, hay gặp mùa lạnh, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây sổ mũi cấp.
Giai đoạn đầu bệnh nhân cảm giác ớn lạnh xương sống, nổi gai ốc,... nóng rát trong mũi khi thở ra, nhức đầu mệt mõi, kém ăn ; có thể sốt rất cao (trẻ em), nóng khô rát trong mũi, trong họng, hắt hơi nhiều cái, ngạt tắc mũi, giảm hoặc mất khứu giác, nói giọng mũi kín...
Khám niêm mạc mũi đỏ rực, sưng nề, xung huyết dữ dội, chảy mũi có màu đục, đặc dần, đôi khi nhợt nhạt và khô hơn bình thường...Triệu chứng toàn thân giảm dần, ngửi khá hơn, triệu chứng tại chổ khá lên, bệnh khỏi sau khoảng một tuần.
Những chảy mũi do Virut cúm: Parainfluenza-, Adeno-, Reocorona-, Entero-, Myxovirus... còn có có thể gây biến chứng ở đường hô hấp: Ho, khó thơ..., hay đường tiêu hóa: Gây rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, nôn mửa... hoặc kèm các biến chứng: Viêm màng nảo, viêm nội tâm mạc, viêm thận, viêm cơ (đau chân tay...)
1. 2 Thể lâm sàng:
1.2.1.Viêm mũi cấp do cúm:
Biểu hiện toàn thân nặng hơn, triệu chứng đột ngột, sốt cao, có thể, có rét, đau mình mẩy, lây truyền nhanh có thể thành dịch...
1.2.2. Viêm mũi do sởi:
1.2.2. Viêm mũi do sởi:
Viêm mũi là dấu hiệu đầu tiên của sởi, chảy mũi lẫn máu kéo dài, mắt và hệ thống lệ đạo cũng bị viêm, chảy nước mắt mi mắt phù nề, màng tiếp hợp đỏ, tiếng nói khàn, ho nhiều đôi khi có khó thở nhẹ.
1.2.3. Viêm mũi do thủy đậu:
1.2.3. Viêm mũi do thủy đậu:
Thấy ít nốt phổng ở tiền đình mũi, chảy nhiều mũi nhầy, viêm lóet niêm mạc cuốn mũi và vách ngăn, nên khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo dăn dúm, teo niêm mạc... tuổi bị bệnh hay gặp từ 2-4 tuổi trở lên.
1.2.4.Viêm mũi bạch hầu:
1.2.4.Viêm mũi bạch hầu:
Có thể nguyên phát hoặc thứ phát, có giả mạc trắng ngà ở mũi và họng. Đầy đủ tính chất đặc trưng của giả mạc bạch hầu. Cần nhuộm soi tươi ngay hoặc lấy giả mạc cấy tìm trực khuẩn bạch hầu.
1.2.5. Viêm mũi ở hài nhi:
1.2.5. Viêm mũi ở hài nhi:
Lâm sàng thường nặng nề. Chảy mũi, ngạt mũi, khó bú, bỏ bú, nôn mửa, sốt, dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt, không tăng cân... Lưu ý nếu kèm viêm đường hô hấp dưới như viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi...tiên lượng càng nặng...
1.2.6. Viêm mũi do lậu ở trẻ nhỏ:
1.2.6. Viêm mũi do lậu ở trẻ nhỏ:
Lây từ âm đạo mẹ, sau sinh 3-4 ngày. Mũi, môi sưng vều, đỏ, chảy mũi vàng, xanh, tắc mũi hoàn toàn, không bú được, mắt cũng sưng mọng, mí mắt không mở được, màng tiếp hợp đỏ, phù nề...
1.2.7. Viêm mũi do dị vật:
1.2.7. Viêm mũi do dị vật:
Thường gặp tuổi nhà trẻ mẫu giáo, 2-6 tuổi bị mắc dị vật trong mũi lâu ngày không được phát hiện, lâm sàng ngạt mũi, chảy mũi rất thối, màu xanh, vàng có thể có lẫn máu...đôi khi có sốt, thường chỉ một bên mũi.
1.2.8. Viêm mũi lao:
1.2.8. Viêm mũi lao:
Có 2 thể: Lupus và viêm lóet niêm mạc mũi do lao. Triệu chứng vùng tiền đình, cuốn mũi dưới, niêm mạc vách ngăn có những nốt nhỏ màu hơi đỏ, dần dần có mủ rồi hoại tử, làm sẹo co dúm gây hẹp hốc mũi...chẩn đoán dựa vào sinh thiết.
1.2.9. Viêm mũi giang mai:
1.2.9. Viêm mũi giang mai:
Thường chỉ ở giai đoạn III. Lâm sàng sưng đau các xương vùng mũi, chảy mũi mủ, lóet hoại tử, sưng hạch vùng đầu mặt cổ, cuối cùng sập sống mũi hình yên ngựa...Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh và sinh thiết.
1.3.. Giải phẩu bệnh:
Hiện nay người ta đã phân lập được trên 100 loại Virus từ Virus cúm có thời gian ủ bệnh khác nhau (1-3 ngày). Với những nhiễm Virus có tính nhỏ giọt, với sức đề kháng của cơ thể thay đổi, triệu chứng có thể bị lu mờ, không rầm rộ.
Do viêm, niêm mạc mũi xung huyết thâm nhiễm bởi các tế bào tròn, bong tế bào, thoát quản bạch cầu, chảy mũi, lúc đầu trong sau nhầy mũi, rồi có mủ thực sự... Cuốn dưới phì đại, các hồ huyết ứ đầy máu, nhưng còn đáp ứng tốt với các thuốc co mạch...
1.4. Chẩn đoán:
1.4.1. Chẩn đoán xác định:
1.3.. Giải phẩu bệnh:
Hiện nay người ta đã phân lập được trên 100 loại Virus từ Virus cúm có thời gian ủ bệnh khác nhau (1-3 ngày). Với những nhiễm Virus có tính nhỏ giọt, với sức đề kháng của cơ thể thay đổi, triệu chứng có thể bị lu mờ, không rầm rộ.
Do viêm, niêm mạc mũi xung huyết thâm nhiễm bởi các tế bào tròn, bong tế bào, thoát quản bạch cầu, chảy mũi, lúc đầu trong sau nhầy mũi, rồi có mủ thực sự... Cuốn dưới phì đại, các hồ huyết ứ đầy máu, nhưng còn đáp ứng tốt với các thuốc co mạch...
1.4. Chẩn đoán:
1.4.1. Chẩn đoán xác định:
Lúc đầu rất khó chẩn đoán là chảy mũi dơn thuần do nhiễm Vỉus tại mũi hay nhiễm Virus nặng từ các bệnh khác gây ra. Chủ yếu dựa vào lâm sàng, đôi khi phải theo dõi điều trị vài ngày mới biết được chắc chắn.
1.4.2. Chẩn đoán phân biệt:
1.4.2. Chẩn đoán phân biệt:
Giữa viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch, các nhiễm trùng đặc hiệu khác như: Viêm mũi giang mai, bạch hầu...
1.5. Điều trị:
1.5. Điều trị:
Điều trị triệu chứng là chủ yếu:
+ Thuốc làm co niêm mạc hốc mũi có Imidazol, làm khô niêm mạc chống xuất tiết. Không dùng kháng sinh quá sớm ngoại trừ có nhiễm trùng nặng, đe dọa biến chứng, khí dung các thuốc sát trùng, có thể chườm lạnh trên đầu, chiếu tia hồng ngoại...
+ Điều trị nguyên nhân: vẹo, lệch vách ngăn, cuốn mũi quá phát, v. họng, viêm xoang...
+Toàn thân nâng cao thể trạng, sinh tố chống mệt mỏi, đau mình mẩy; nhức đầu nhiều, phải dùng giảm đau, hộ lý cấp I, nghỉ ngơi yên tĩnh...
1.6. Phòng bệnh:
Tắm hơi, kích thích bằng nhiệt, trị liệu bằng hơi nước, thể thao, tránh lạnh đột ngột, nhỏ mũi các dung dịch sát trùng trong vụ dịch và nơi tập trung trẻ nhỏ như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học... nâng cao thể trạng, cung cấp thức ăn giàu Vitamin C, vệ sinh mũi họng, nạo VA ở trẻ nhỏ, cắt A, chủng ngừa các loại virus cúm....
II. Viêm mũi mạn tính
Rất phổ biến ở nước ta do khí hậu nóng ẩm, niêm mạc mũi viêm mãn tính sẽ phản ứng tăng tiết nhầy và quá phát.
2.1. Triệu chứng lâm sàng:
Lúc đầu là ngạt mũi một bên, lúc bên nọ khi bên kia, sau đó ngạt liên tục dữ dội cả 2 bên, xuất tiêt ít, nhầy dai dính không màu, ít khi có mủ, có xu hướng phát triển phía mũi sau xuống họng, viêm họng thứ phát, BN hay phải đằng hắng, nói giọng mũi kín, chảy nước mắt, có thể có viêm túi lê, nhức đầu mất ngủ. Lâm sàng có 3 giai đoạn:
2.1.1. Giai đoạn xung huyết đơn thuần:
+ Thuốc làm co niêm mạc hốc mũi có Imidazol, làm khô niêm mạc chống xuất tiết. Không dùng kháng sinh quá sớm ngoại trừ có nhiễm trùng nặng, đe dọa biến chứng, khí dung các thuốc sát trùng, có thể chườm lạnh trên đầu, chiếu tia hồng ngoại...
+ Điều trị nguyên nhân: vẹo, lệch vách ngăn, cuốn mũi quá phát, v. họng, viêm xoang...
+Toàn thân nâng cao thể trạng, sinh tố chống mệt mỏi, đau mình mẩy; nhức đầu nhiều, phải dùng giảm đau, hộ lý cấp I, nghỉ ngơi yên tĩnh...
1.6. Phòng bệnh:
Tắm hơi, kích thích bằng nhiệt, trị liệu bằng hơi nước, thể thao, tránh lạnh đột ngột, nhỏ mũi các dung dịch sát trùng trong vụ dịch và nơi tập trung trẻ nhỏ như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học... nâng cao thể trạng, cung cấp thức ăn giàu Vitamin C, vệ sinh mũi họng, nạo VA ở trẻ nhỏ, cắt A, chủng ngừa các loại virus cúm....
II. Viêm mũi mạn tính
Rất phổ biến ở nước ta do khí hậu nóng ẩm, niêm mạc mũi viêm mãn tính sẽ phản ứng tăng tiết nhầy và quá phát.
2.1. Triệu chứng lâm sàng:
Lúc đầu là ngạt mũi một bên, lúc bên nọ khi bên kia, sau đó ngạt liên tục dữ dội cả 2 bên, xuất tiêt ít, nhầy dai dính không màu, ít khi có mủ, có xu hướng phát triển phía mũi sau xuống họng, viêm họng thứ phát, BN hay phải đằng hắng, nói giọng mũi kín, chảy nước mắt, có thể có viêm túi lê, nhức đầu mất ngủ. Lâm sàng có 3 giai đoạn:
2.1.1. Giai đoạn xung huyết đơn thuần:
Ngạt mũi liên tục cả đêm lẫn ngày, xuất tiết ít, khám niêm mạc mũi cuốn mũi to, đỏ, đôi khi tím bầm đặt thuốc co mạch còn co hồi tốt.
2.1.2. Giai đoạn xuất tiết:
2.1.2. Giai đoạn xuất tiết:
Chảy mũi là dấu hiệu cơ bản, nhầy hoặc mủ, chảy hàng tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng, đặt thuốc co mạch còn có tác dụng nhưng chậm và tái sưng nề nhanh. Sàn mũi và các khe có chất xuất tiết ứ đọng.
2.1.3. Giai đoạn quá phát:
2.1.3. Giai đoạn quá phát:
Là hậu quả của một quá trình quá sản niêm mạc cuốn dưới, tắc mũi liên tục, ngày càng tăng, đặt các loại thuốc co mạch không còn tác dụng, nói giọng mũi kín, thở miệng nên viêm họng mạn tính, giảm hoặc mất khứu giác, xuất tiết ít dần. Khám cuốn dưới quá phát gần sát vách ngăn, cứng sần sùi, màu xám nhạt, đôi khi phát triển phía đuôi cuốn, chỉ soi mũi sau mới thấy.
2.2. Nguyên nhân bệnh sinh:
Tổn thương các tế bào chế nhầy do quá trình liên tục viêm từ: Viêm xoang, nhét mèche mũi, VA quá phát, niêm mạc có rối loạn vận mạch, những kích thích mạn tính như thuốc lá, bụi, nhiệt độ, hóa chất, nấm, bụi kim loại... thói quen dùng ngón tay ngoáy mũi...Hiện nay người ta còn nghĩ do rối loạn nội tiết: Tuyến giáp, thượng thận, đái đường, tim mạch, dị ứng thuốc, dị ứng nhiễm khuẩn, phụ nữ thời kỳ có thai...
2.3.. Chẩn đoán:
2.3.1. Chẩn đoán xác định:
2.2. Nguyên nhân bệnh sinh:
Tổn thương các tế bào chế nhầy do quá trình liên tục viêm từ: Viêm xoang, nhét mèche mũi, VA quá phát, niêm mạc có rối loạn vận mạch, những kích thích mạn tính như thuốc lá, bụi, nhiệt độ, hóa chất, nấm, bụi kim loại... thói quen dùng ngón tay ngoáy mũi...Hiện nay người ta còn nghĩ do rối loạn nội tiết: Tuyến giáp, thượng thận, đái đường, tim mạch, dị ứng thuốc, dị ứng nhiễm khuẩn, phụ nữ thời kỳ có thai...
2.3.. Chẩn đoán:
2.3.1. Chẩn đoán xác định:
Dựa vào lâm sàng và khám thực thể, các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Soi mũi niêm mạc đỏ thẩm hoặc tím xanh, dày hoặc teo...sưng nề cuốn dưới, hốc mũi hẹp. Giai đoạn sau cuốn mũi sần sùi hay thoái hóa Polype thật sự, đặc biệt cuốn giữa quá phát, phủ mũi nhầy...
2.3.2. Chẩn đoán phân biệt:
2.3.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm xoang, dị vật, viêm đặc hiệu, VA quá phát, u hạt các tính Granulome, khối u tân sinh...
2.4. Điều trị:
2.4.1. Điều trị nguyên nhân: Xác định nguyên nhân điều trị.
2.4.2. Điều trị triệu chứng: -
2.4. Điều trị:
2.4.1. Điều trị nguyên nhân: Xác định nguyên nhân điều trị.
2.4.2. Điều trị triệu chứng: -
Chống tắc mũi: Nhỏ mũi, xông - Chống chảy mũi: Các thuốc săn niêm mạc, co mạch...
2.4.3. Điều trị phẩu thuật:
2.4.3. Điều trị phẩu thuật:
- Tùy mức độ quá phát mà có thể can thiệp phẩu thuật từ nhẹ tới nặng: Bẻ cuốn, đốt cuốn, cắt cuốn một phần hoặc toàn bộ.
2.4.4. Điều trị bằng thuốc:
2.4.4. Điều trị bằng thuốc:
Thuốc thay đổi cơ địa, thuốc có lưu huỳnh, iode, photpho, dầu cá, nâng cao thể trạng.
2.5. Phòng bệnh:
Có chế độ phòng hộ ở nhà máy hóa chất, kiêng thuốc lá, giải quyết những gai kích thích, các ổ nhiểm trùng, lệch hình vách ngăn, viêm xoang, luyện thở, tập luyện trong mùa lạnh...
III.Viêm mũi dị ứng
Là bệnh rất phổ biến khoảng 3-7% (châu Âu 5-7%), có xu hướng ngày càng tăng, điều trị khó khăn, thường kết hợp dị ứng mũi xoang, hen... Lâm sàng: Có 2 thể: Viêm mũi dị ứng có chu kỳ và Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ.
3.1. Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: Điển hình và quan trọng.
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng: xuất hiện đột ngột thành cơn, thường khi sáng sớm ngủ dậy, khi thời tiết thay đổi. + Đầu tiên cảm giác ngứa mũi, cay mắt, khó chịu..,
+ Sau đó hắt hơi hàng tràng 5-7 cái 10 cái một lúc, không thể nín được
+ Chảy nước mắt,nước mũi trong như nước lã,vài ngày sau mũi đục do bội nhiễm
+ Ngạt mũi dữ dội, ngạt cả 2 bên, phải thở bằng miệng...
+ Nhức đầu, mệt mỏi, ngứa khắp đầu, có thể viêm đỏ màng tiếp hợp, rối loạn thần kinh thực vật, chán ăn, mệt mỏi, không làm việc được.
3.1.2. Tiến triển và biến chứng: Các cơn trên thường xuất hiện vào buổi trưa và buổi chiều, thưa dần, mỗi đợt vài ngày đến một tuần rồi lui bệnh dù có điều trị hay không.
Nếu kéo dài, nước mũi đặc dần, có màu, niêm mạc sẽ thoái hóa, viêm xoang thật sự, đau vùng xoang tương ứng, chọc xoang ít khi có mủ chỉ nhầy trong hoặc vàng...
3.1.3. Điều trị: Có điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng.
+ 3.1.3.1. Điều trị nguyên nhân: Giải mẩn cảm đặc hiệu khi tìm được dị ứng nguyên; đổi nghề nếu dị ứng nghề nghiệp.
+ 3.1.3.2. Điều trị triệu chứng: Kháng Histamin: Chlorpheniramin, Prometazinclohydrat, Pipolphen, Prothazin... - Giảm đau hạ sốt - kháng viêm Corticostéroide - Chống ngạt mũi, chảy mũi - Sinh tố và các chất thay đổi cơ địa- Thuốc nam: hút lá cà độc dược...
3.2. Viêm mũi dị ứng không chu kỳ:
+ Triệu chứng giống hệt loại có chu kỳ nhưng không có liên quan thời tiết, mùa nào bệnh cũng có thể xẩy ra. Cơn hắt hơi không kịch phát chỉ vài 3 cái, chủ yếu là ngạt mũi kéo dài, giữa 2 đợt hắt hơi niêm mạc không co lại, vì vậy niêm mạc mũi dễ thoái hóa.
+ Khám niêm mạc mũi nhợt nhạt, các cuốn nề to, thoái hóa, khe giữa đầy polype Xquang: Các xoang mờ, có thể có biến chứng hen phế quản.
+ Chẩn đoán không có gì khó khăn, nhưng chẩn đoán nguyên nhân vô cùng phức tạp. Khai thác tiền sử dị ứng là quan trọng, bố mẹ đều dị ứng thì tỷ lệ các con 60% dị ứng; chỉ bố hoặc mẹ dị ứng thì con là 27%, cả bố mẹ không dị ứng thì con cũng bị 12%.
+ Người ta có thể xét nghiệm tìm tế bào ái toan tăng cao trong nước mũi- Làm điện di miễn dịch tìm IgE trong huyết thanh-Làm test da với nhiều loại kháng nguyên để phát hiện nguyên nhân- Chuyển dạng Lymphô bào- Tìm khả năng cố định Histamin- Định lượng Histamin...Cần chẩn đoán phân biệt với viêm mũi cấp thông thường và viêm mũi vận mạch (không có tiền sử dị ứng, sau cơn BN bình thường...)
+ Điều trị: Nguyên tắc là loại bỏ các ổ nhiễm trùng (lò viêm) như viêm xoang, viêm A, viêm lợi răng... ; Điều trị các Antihistamine; Sử dụng các loại thuốc co mạch giảm phù nề, Trường hợp có thể dùng Corticostéroide, ngaòi ra điều trị triệu chứng do dị ứng mũi xoang gây ra như nhức đầu, kháng sinh nếu có bội nhiễm, ...
Phẩu thuật: Chỉ định khi cuốn mũi quá phát, thoái hóa cuốn thành polype, vẹo vách ngăn...
2.5. Phòng bệnh:
Có chế độ phòng hộ ở nhà máy hóa chất, kiêng thuốc lá, giải quyết những gai kích thích, các ổ nhiểm trùng, lệch hình vách ngăn, viêm xoang, luyện thở, tập luyện trong mùa lạnh...
III.Viêm mũi dị ứng
Là bệnh rất phổ biến khoảng 3-7% (châu Âu 5-7%), có xu hướng ngày càng tăng, điều trị khó khăn, thường kết hợp dị ứng mũi xoang, hen... Lâm sàng: Có 2 thể: Viêm mũi dị ứng có chu kỳ và Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ.
3.1. Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: Điển hình và quan trọng.
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng: xuất hiện đột ngột thành cơn, thường khi sáng sớm ngủ dậy, khi thời tiết thay đổi. + Đầu tiên cảm giác ngứa mũi, cay mắt, khó chịu..,
+ Sau đó hắt hơi hàng tràng 5-7 cái 10 cái một lúc, không thể nín được
+ Chảy nước mắt,nước mũi trong như nước lã,vài ngày sau mũi đục do bội nhiễm
+ Ngạt mũi dữ dội, ngạt cả 2 bên, phải thở bằng miệng...
+ Nhức đầu, mệt mỏi, ngứa khắp đầu, có thể viêm đỏ màng tiếp hợp, rối loạn thần kinh thực vật, chán ăn, mệt mỏi, không làm việc được.
3.1.2. Tiến triển và biến chứng: Các cơn trên thường xuất hiện vào buổi trưa và buổi chiều, thưa dần, mỗi đợt vài ngày đến một tuần rồi lui bệnh dù có điều trị hay không.
Nếu kéo dài, nước mũi đặc dần, có màu, niêm mạc sẽ thoái hóa, viêm xoang thật sự, đau vùng xoang tương ứng, chọc xoang ít khi có mủ chỉ nhầy trong hoặc vàng...
3.1.3. Điều trị: Có điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng.
+ 3.1.3.1. Điều trị nguyên nhân: Giải mẩn cảm đặc hiệu khi tìm được dị ứng nguyên; đổi nghề nếu dị ứng nghề nghiệp.
+ 3.1.3.2. Điều trị triệu chứng: Kháng Histamin: Chlorpheniramin, Prometazinclohydrat, Pipolphen, Prothazin... - Giảm đau hạ sốt - kháng viêm Corticostéroide - Chống ngạt mũi, chảy mũi - Sinh tố và các chất thay đổi cơ địa- Thuốc nam: hút lá cà độc dược...
3.2. Viêm mũi dị ứng không chu kỳ:
+ Triệu chứng giống hệt loại có chu kỳ nhưng không có liên quan thời tiết, mùa nào bệnh cũng có thể xẩy ra. Cơn hắt hơi không kịch phát chỉ vài 3 cái, chủ yếu là ngạt mũi kéo dài, giữa 2 đợt hắt hơi niêm mạc không co lại, vì vậy niêm mạc mũi dễ thoái hóa.
+ Khám niêm mạc mũi nhợt nhạt, các cuốn nề to, thoái hóa, khe giữa đầy polype Xquang: Các xoang mờ, có thể có biến chứng hen phế quản.
+ Chẩn đoán không có gì khó khăn, nhưng chẩn đoán nguyên nhân vô cùng phức tạp. Khai thác tiền sử dị ứng là quan trọng, bố mẹ đều dị ứng thì tỷ lệ các con 60% dị ứng; chỉ bố hoặc mẹ dị ứng thì con là 27%, cả bố mẹ không dị ứng thì con cũng bị 12%.
+ Người ta có thể xét nghiệm tìm tế bào ái toan tăng cao trong nước mũi- Làm điện di miễn dịch tìm IgE trong huyết thanh-Làm test da với nhiều loại kháng nguyên để phát hiện nguyên nhân- Chuyển dạng Lymphô bào- Tìm khả năng cố định Histamin- Định lượng Histamin...Cần chẩn đoán phân biệt với viêm mũi cấp thông thường và viêm mũi vận mạch (không có tiền sử dị ứng, sau cơn BN bình thường...)
+ Điều trị: Nguyên tắc là loại bỏ các ổ nhiễm trùng (lò viêm) như viêm xoang, viêm A, viêm lợi răng... ; Điều trị các Antihistamine; Sử dụng các loại thuốc co mạch giảm phù nề, Trường hợp có thể dùng Corticostéroide, ngaòi ra điều trị triệu chứng do dị ứng mũi xoang gây ra như nhức đầu, kháng sinh nếu có bội nhiễm, ...
Phẩu thuật: Chỉ định khi cuốn mũi quá phát, thoái hóa cuốn thành polype, vẹo vách ngăn...
PTS Nguyễn Tư Thế, SKCĐ
No comments:
Post a Comment