Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Lan, Trưởng khoa Mũi xoang Bệnh viện Tai mũi họng TP HCM, cho biết, từ lâu bệnh nhi đã bị nhiễm trùng các răng số 5, 6, 7 của hàm trên, do không được điều trị nên đã gây viêm xoang hàm. Ổ áp-xe mắt chính là hậu quả của biến chứng từ xoang hàm ở giai đoạn mạn tính. Loại biến chứng này rất nguy hiểm và khó phát hiện vì không có triệu chứng báo trước. Mắt bệnh nhân chỉ bị đau nhức một tuần trước khi nhập viện. Không nhức đầu, không nghẹt mũi, không chảy mũi và cũng không có tiền sử bệnh căn mũi xoang.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khí hậu Việt Nam nóng ẩm nên mọi người rất dễ bị nhiễm xoang. Ở Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM năm 2004, chỉ tính riêng số bệnh nhân đến nội soi để chẩn đoán viêm xoang đã là hơn 13.000 người. Tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em ngày càng tăng, nhất là trẻ em dưới 6 tuổi. Theo khảo sát của Bệnh viện Nhi đồng 1, tỷ lệ viêm xoang cấp ở trẻ dưới 6 tuổi là gần 7% trong tổng số bệnh nhi.
Hiện nay, do đã có nhiều loại kháng sinh nên tỷ lệ biến chứng từ viêm xoang không cao. Nhưng vào mùa hè, những trường hợp như vậy vẫn hay xuất hiện.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang, hay gặp nhất là dị ứng môi trường, nhiễm trùng từ mũi, răng hoặc lạm dụng kháng sinh (viêm do nấm). Viêm xoang còn có thể do bị tác động sau chấn thương, hoặc các căn bệnh toàn thân như tiểu đường, suy giảm miễn dịch nguyên phát... Bệnh phát triển qua hai thời kỳ: cấp tính và mạn tính.
Theo các thống kê trên thế giới, cứ 10 người bị viêm xoang thì 3 là do dị ứng. Đối với nhóm này, bác sĩ Quỳnh Lan khẳng định, bệnh sẽ hết sau đợt điều trị nhưng chắc chắn tái phát". Còn theo một nghiên cứu về điều trị viêm xoang của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, Bệnh viện y học cổ truyền TP HCM, tỷ lệ điều trị không hết hẳn chiếm đến 50%.
Một nguyên nhân khiến bệnh không dứt hẳn, hay tái phát là sự thiếu kiên nhẫn, mất niềm tin của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Bác sĩ Quỳnh Lan cho biết: "Trong điều trị viêm xoang, có nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ như rối loạn tâm thần, đau bao tử, rối loạn tiêu hóa, suy thận, cơ thể như bị phù lên... Nhiều bệnh nhân không được bác sĩ cảnh báo trước nên hoang mang, lo sợ. Có những loại thuốc phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 6 tuổi".
Viêm xoang cấp tính rất dễ nhận ra bởi sự ồ ạt của các triệu chứng: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, người luôn mỏi mệt. Nếu phát hiện ở giai đoạn này, quá trình điều trị rất đơn giản; nhưng nếu bỏ qua thì chỉ sau 2 tuần, bệnh sẽ chuyển sang mạn tính. Lúc này, bệnh phát triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nào nên bệnh nhân khó nhận biết. Sau một thời gian, bệnh sẽ biến chứng ở mắt như viêm tấy ổ mắt, áp-xe ổ mắt (như trường hợp em Dung), viêm xương sọ - mặt, viêm màng não, áp-xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch hang, xoang tĩnh mạch dọc, nhiễm trùng huyết. Tất cả các biến chứng đều rất nguy hiểm, cách điều trị luôn là phẫu thuật và dùng kháng sinh liều cao, gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe về sau.
Đối với các nhóm viêm xoang do nhiễm trùng mũi, răng hay do nấm, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh sẽ hết. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm xoang hiện đại nhất Việt Nam hiện nay là nội soi, chỉ có ở các bệnh viện lớn. Rất nhiều cơ sở y tế vẫn còn dùng phương pháp thủ công là sử dụng đèn tráng khi khám bệnh; vì vậy nhiều ca viêm xoang đã bị bỏ sót.
Có những cách phòng chống viêm xoang đơn giản nhưng rất hiệu quả như đeo khẩu trang khi đi đường hay làm việc ở nơi bụi bặm; không để cơ thể bị nhiễm lạnh (đi khuya phải đội mũ, không tắm gội đầu ban đêm, ít ngủ máy lạnh). Người đang bị viêm xoang nên có ý thức gìn giữ cho cộng đồng như không đi bơi, nếu muốn hắt hơi cũng nên che lại. Bệnh nhân nên tránh rượu, bia, thuốc lá.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khí hậu Việt Nam nóng ẩm nên mọi người rất dễ bị nhiễm xoang. Ở Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM năm 2004, chỉ tính riêng số bệnh nhân đến nội soi để chẩn đoán viêm xoang đã là hơn 13.000 người. Tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em ngày càng tăng, nhất là trẻ em dưới 6 tuổi. Theo khảo sát của Bệnh viện Nhi đồng 1, tỷ lệ viêm xoang cấp ở trẻ dưới 6 tuổi là gần 7% trong tổng số bệnh nhi.
Hiện nay, do đã có nhiều loại kháng sinh nên tỷ lệ biến chứng từ viêm xoang không cao. Nhưng vào mùa hè, những trường hợp như vậy vẫn hay xuất hiện.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang, hay gặp nhất là dị ứng môi trường, nhiễm trùng từ mũi, răng hoặc lạm dụng kháng sinh (viêm do nấm). Viêm xoang còn có thể do bị tác động sau chấn thương, hoặc các căn bệnh toàn thân như tiểu đường, suy giảm miễn dịch nguyên phát... Bệnh phát triển qua hai thời kỳ: cấp tính và mạn tính.
Theo các thống kê trên thế giới, cứ 10 người bị viêm xoang thì 3 là do dị ứng. Đối với nhóm này, bác sĩ Quỳnh Lan khẳng định, bệnh sẽ hết sau đợt điều trị nhưng chắc chắn tái phát". Còn theo một nghiên cứu về điều trị viêm xoang của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, Bệnh viện y học cổ truyền TP HCM, tỷ lệ điều trị không hết hẳn chiếm đến 50%.
Một nguyên nhân khiến bệnh không dứt hẳn, hay tái phát là sự thiếu kiên nhẫn, mất niềm tin của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Bác sĩ Quỳnh Lan cho biết: "Trong điều trị viêm xoang, có nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ như rối loạn tâm thần, đau bao tử, rối loạn tiêu hóa, suy thận, cơ thể như bị phù lên... Nhiều bệnh nhân không được bác sĩ cảnh báo trước nên hoang mang, lo sợ. Có những loại thuốc phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 6 tuổi".
Viêm xoang cấp tính rất dễ nhận ra bởi sự ồ ạt của các triệu chứng: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, người luôn mỏi mệt. Nếu phát hiện ở giai đoạn này, quá trình điều trị rất đơn giản; nhưng nếu bỏ qua thì chỉ sau 2 tuần, bệnh sẽ chuyển sang mạn tính. Lúc này, bệnh phát triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nào nên bệnh nhân khó nhận biết. Sau một thời gian, bệnh sẽ biến chứng ở mắt như viêm tấy ổ mắt, áp-xe ổ mắt (như trường hợp em Dung), viêm xương sọ - mặt, viêm màng não, áp-xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch hang, xoang tĩnh mạch dọc, nhiễm trùng huyết. Tất cả các biến chứng đều rất nguy hiểm, cách điều trị luôn là phẫu thuật và dùng kháng sinh liều cao, gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe về sau.
Đối với các nhóm viêm xoang do nhiễm trùng mũi, răng hay do nấm, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh sẽ hết. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm xoang hiện đại nhất Việt Nam hiện nay là nội soi, chỉ có ở các bệnh viện lớn. Rất nhiều cơ sở y tế vẫn còn dùng phương pháp thủ công là sử dụng đèn tráng khi khám bệnh; vì vậy nhiều ca viêm xoang đã bị bỏ sót.
Có những cách phòng chống viêm xoang đơn giản nhưng rất hiệu quả như đeo khẩu trang khi đi đường hay làm việc ở nơi bụi bặm; không để cơ thể bị nhiễm lạnh (đi khuya phải đội mũ, không tắm gội đầu ban đêm, ít ngủ máy lạnh). Người đang bị viêm xoang nên có ý thức gìn giữ cho cộng đồng như không đi bơi, nếu muốn hắt hơi cũng nên che lại. Bệnh nhân nên tránh rượu, bia, thuốc lá.
No comments:
Post a Comment